Viêm da cơ địa (VDCĐ) hay eczema, chàm thể tạng, viêm da dị ứng là các tên gọi khác nhau của cùng một bệnh. Bệnh thường liên quan tới yếu tố cơ địa, các bệnh dị ứng như hen phế quản, mày đay, viêm mũi dị ứng … Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Bệnh tiến triển dai dẳng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Viêm da cơ địa là tình trạng da bị viêm mãn tính tái phát và ngứa. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi (50-60% khởi phát trước 1 tuổi).
Viêm da cơ địa ở trẻ
Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh
Về mặt cơ địa, bệnh có yếu tố di truyền rõ rệt (bố và mẹ bị VDCĐ thì 80% con mắc bệnh này, một trong hai người bị thì xác xuất bệnh ở con là 50%). Ngoài ra, da khô, suy giảm miễn dịch cũng có thể gây bệnh.
Bệnh cũng có thể do các tác nhân kích thích như thần kinh, sang chấn tâm lý, thay đổi nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bụi, phấn hoa, dị ứng thức ăn như sữa, lạc, tôm, cua, do vi khuẩn, vi rút, nấm... Do môi trường, khí hậu, bệnh thường xảy ra vào mùa khô, khi độ ẩm không khí quá thấp. Hoặc do thay đổi miễn dịch, da kém bền vững do hàng rào vật lý, hóa học và hàng rào tế bào bị tổn thương suy giảm, thay đổi miễn dịch máu…
Triệu chứng của viêm da cơ địa
Biểu hiện ở trẻ dưới 2 tuổi là mụn nước tập trung thành từng đám. Các mụn nước tiến triển qua các giai đoạn: Tấy đỏ - sẩn - mụn nước – chảy nước - đóng vảy - bong vảy. Vị trí hay gặp ở má, trán, cằm, có thể ở tay, chân, lưng, bụng … và có tính chất đối xứng.
Biến chứng của bệnh viêm da
Dù là bệnh ngoài ra, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh cũng sẽ dễ dẫn đến biến chứng và nhiều khi biến chứng còn khá nặng nề. Biến chứng trước hết là bội nhiễm là thương tổn trợt, loét, rỉ dịch.
Bệnh có thể gây chàm chốc hóa thường do bội nhiễm tụ cầu vàng. Một biến chứng nặng nề khác là viêm cầu thận cấp nếu chàm chốc hóa và bội nhiễm không được điều trị kịp thời.
Ở trẻ từ 2 tuổi – 12 tuổi, thương tổn cơ bản là sẩn nổi cao hơn mặt da, tập trung thành mảng hoặc rải rác. Có thể gặp mụn nước tập trung thành đám. Dày da, lichen hóa. Vị trí thường ở mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi mắt.
Tiến triển của bệnh viêm da cơ địa
Bệnh tiến triển dai dẳng thành từng đợt cấp tính, mạn tính và có liên quan tới nhiều yếu tố như thức ăn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tại chỗ, khí hậu, rối loạn tiêu hóa…Khoảng gần 50% bệnh ổn định khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành.
Thông thường bệnh tiến triển qua các giai đoạn:
Cấp tính: Thương tổn chảy nước nhiều, phù nề, da đỏ, ngứa nhiều. Hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
Bán cấp: Thương tổn giảm phù nề, giảm xuất tiết, khô hơn.
Mạn tính: Hay gặp ở lứa tuổi trên 10, thương tổn là các sẩn, mảng da dày Lichen hóa, màu thâm, rất ngứa, thương khu trú, dai dẳng khó điều trị.
Chẩn đoán viêm da cơ địa
Trẻ ngứa kèm theo ít nhất 3 trong 5 đặc điểm sau: Tiền sử có chàm ở nếp gấp ( hoặc ở má của trẻ em dưới 10 tuổi), tiền sử cá nhân bị các bệnh Atopy hô hấp, tiền sử khô da lan tỏa, hiện tại có chàm nếp gấp (hoặc ở má, trán ở trẻ em dưới 4 tuổi), phát bệnh trước 2 tuổi.
Bệnh có thể dễ gây nhầm lẫn với các bện, ghẻ, ban đỏ, vảy trắng, viêm da da dầu, vảy nến.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét