Bệnh vảy nến có lây không?

Nhiều người khi bị vẩy nến thường có tâm lý lo sợ bệnh vẩy nến có lây không? Xin khẳng định vẩy nến là bệnh không lây lan. Trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc, vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát. Nếu có, chỉ là một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền lo âu vì da chẳng giống ai. Bệnh nhẹ khi dưới 2% da bị ảnh hưởng; trung bình khi da có dấu hiệu bệnh từ 3 đến 10% và nặng khi vẩy bao phủ 10% da. 

Vảy nến móng tay

Tế bào ở các vẩy tăng sinh rất mau, chưa kịp rụng đã ra lớp khác nên các vẩy chùm đè lên nhau. 


Bệnh gây khó chịu nhất khi xuất hiện ở da đầu, bìu dái, bàn tay, bàn chân và móng tay. Vẩy nến ở lòng bàn tay, bàn chân gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi đi đứng, lao động chân tay. Xương khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, lưng quần và cổ cũng thường bị ảnh hưởng và gây ra trở ngại di động, làm việc cho người bệnh. Vẩy nến là bệnh mãn tính, tồn tại suốt đời. Bệnh nhân cần thường xuyên điều trị, đôi khi bệnh trầm trọng, cần nhập viện, y phí khá tốn kém.

Triệu chứng

Bệnh thường xuất hiện từ từ, tồn tại một thời gian rồi thuyên giảm. Sau đó bệnh tái phát, nhất là khi có chấn thương da, cháy nắng, viêm, dị ứng thuốc. Dấu hiệu đặc biệt nhất là những mảng vết thương trên da khô, hình bầu dục hoặc tròn, mầu hồng đỏ phủ lên trên là nhiều lớp vẩy mầu bạc. Các vết này rất ngứa và đau. Ngứa vì da khô và dây thần kinh dưới da bị một vài hóa chất kích thích, khiến cho não phát ra cảm giác ngứa, muốn gãi.

Ngoài ra, dấu vết trên da có thể là: vẩy nến giọt mầu đỏ hình bầu dục; vẩy nến đảo ngược ở nếp gấp trên da như cơ quan sinh dục, nách; vẩy nến mủ với bóng nước chứa mủ; vẩy nến từng mảng lớn mầu đỏ với hậu quả trầm trọng như rối loạn thân nhiệt, mất cân bằng chất điện giải cơ thể; vẩy nến khớp xương, gây trở ngại cho cử động.

Bệnh thường có trên da đầu, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị ảnh hưởng. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể.

Khi lành, vết thương thường không để lại sẹo và ở trên đầu, tóc vẫn mọc. Trong 60% các trường hợp, móng tay móng chân cũng bị bệnh: móng chẻ, mất mầu dầy cộm nom như bị bệnh nấm. Khoảng từ 10 tới 30% bệnh nhân bị viêm khớp-vẩy nến, thường thường ở tuổi 30 tới 50.

Các lưu ý khi bị bệnh Vảy nến

- Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.

- Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng

- Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm. 

- Tìm hiểu thêm về bệnh để biết cách chăm sóc, tránh tái phát hoặc trầm trọng hơn.

- Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.

- Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định 

- Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.

Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với Vẩy Nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo như nhiều bệnh khác.
Bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến có lây không?

Bạn đang xem bài viết: "Bệnh vảy nến có lây không?" tại Trang thông tin chuaviemdacodia.info

- Hãy để lại Bình luận bài viết hoặc Email cho BQT để đóng góp ý kiến, nhận xét của bạn. Xin cảm ơn!
DMCA.com Protection Status Blog chuaviemdacodia.info đã đăng ký bản quyền bài viết, vui lòng trích dẫn nguồn khi copy, phát hành lại thông tin trên trang này !
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét