Bệnh Chàm tổ đỉa là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa. Theo thống kê thì có 2 nhóm nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa là:
Bệnh chàm - tổ đỉa |
1. Chàm tổ đỉa do dị ứng nguyên
- Do nghề nghiệp phải tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh như: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,…
- Do tiếp xúc với đồ dùng hàng ngày gây dị ứng: quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len, mực in từ các tờ báo, kem bôi mặt, kem cạo râu,…
- Do ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp cơ địa: cá biển (đặc biệt là cá ngừ), mực, trăn, tôm, cua,…
2. Chàm tổ đỉa do cơ địa
- Bệnh chàm thường có tình chất gia đình và di truyền: tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị bệnh chàm thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này rất cao;
- Do rối loạn các hoạt động của cơ thể: các cơ quan trong cơ thể hoạt động bị rối loạn chức năng như bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết cơ thể thay đổi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất phổ biến;
- Bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh: suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai,…
Xem thêm: 5 triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét