Cách chữa bệnh mề đay

Bệnh mề đay là gì?

Nổi mề đay là bệnh da phổ biến gây khó chịu, thậm chí choáng váng ngất xỉu. Bệnh khó chẩn đoán đúng nguyên nhân dù đã thực hiện đủ các xét nghiệm và không dễ điều trị dứt.

Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.

CÁCH CHỮA BỆNH MỀ ĐAY
Bệnh mề đay

Nguyên nhân bệnh mề đay

Trong bệnh mề đay, sự dãn mạch máu, gia tăng tính thấm thành mạch, sự thoát dịch của mạch và protein là do histamin. Histamin làm trung gian trong nhiều loại đáp ứng ở mô và tế bào. Nó cũng là một chất trung gian hóa học quan trọng nhất trong bệnh mề đay. Ngoài ra một số chất vận mạch như leucotrienes, prostaglandins, kinins và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu cũng có một số vai trò, đang được đầu tư nghiên cứu tích cực. Còn một loại mề đay do cơ chế không miễn dịch. Cơ chế của mề đay này gồm rối loạn bổ thể, biến đổi chuyển hóa acid arachidonic và các tác nhân tác động trực tiếp trên dưỡng bào

Mề đay cấp do miễn dịch IgE được tìm thấy ở bệnh nhân có bệnh huyết thanh, sốc phản vệ hay dị ứng phản ứng lại nhiễm trùng, thức ăn, phấn hoa, nhiễm ký sinh trùng và thuốc qua nhiều đường như tiêu hóa, hô hấp, truyền dịch, chích ngừa hay phẫu thuật.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn bao gồm viêm gan siêu vi B và C, Helicobacter pylori, ký sinh trùng đường ruột, nhiễm nấm da, áp xe răng và viêm xoang. Ngoài ra mề đay còn nguyên nhân vật lý: mề đay do lạnh, nước, nắng, vận động gắng sức...

Trong 70% trường hợp mà nguyên nhân không rõ, mặc dù với những phương pháp chẩn đoán toàn diện ta cũng không xác định được nguyên nhân. Vì thế bệnh này gọi là bệnh mề đay mạn tính vô căn.

Triệu chứng của bệnh mề đay

Thương tổn căn bản sẩn màu hồng lột hay trắng rồi trở nên xám ở giữa, màu hồng chung quanh, giới hạn rõ, tròn, cong queo hình đa cung. Sang thương phù nhiều thì có trung tâm màu trắng. Ngứa dữ dội ở sang thương là một triệu chứng điển hình của bệnh mề đay. Những cảm giác về châm, chích cũng được bệnh nhân diễn tả. Ban mề đay có hình thể rất thay đổi, tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ cho đến vài ngày, sau đó mất đi trong khi những ban mề đay mới xuất hiện, cùng gãi càng ngứa, và những sang thương mới xuất hiện. Ban mề đay thường kéo dài 8 – 12 giờ và có thể nổi bất cứ nơi nào. Ngứa dữ dội chiều và về đêm. Khi lành bệnh không để lại sắc tố trên da. Mỗi khi sẩn phù ăn vào chỗ da lỏng lẻo, mí mắt, âm hộ, bao qui đầu, các niêm mạc thì lan nhanh chóng và rất nguy hiểm, đôi khi có bọng nước. Mề đay nổi trong vòng sáu tuần được gọi là mề đay

Nếu mề đay nổi hơn sáu tuần được gọi là mề đay mãn, nguyên nhân thường không được biết.

Trẻ em dễ bị mắc mề đay cấp tính nhiều hơn

Mề đay mãn tính nhiều năm, gây ngứa ngáy và rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ em thường mắc mề đay cấp tính nhiều hơn. Người lớn và phụ nữ dễ mắc mề đay mãn tính.

Cách chữa bệnh mề đay

- Chẩn đoán bệnh: khám bệnh kỹ, hỏi bệnh sử và làm xét nghiệm trong trường hợp mề đay mãn tính bao gồm công thức máu, thử chức năng gan, thận, định lượng bổ thể, xét nghiệm về bệnh chất tạo keo huyết thanh chẩn đoán viêm gan siêu vi B và C, sinh thiết da trong trường hợp nghi ngờ viêm mạch mề đay, thử nghiệm phóng thích histamin của tế bào basophil.

Chữa mề đay theo Tây Y

- Điều trị mề đay: loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh phối hợp với việc dùng thuốc kháng histamin  cho tới khi bệnh tự khỏi. Khi có triệu chứng phù họng, thanh quản đi kèm tiêm adrenalin dưới da  Khi có thắt phế quản kéo dài thì phả truyền tĩnh mạch aminophyllin và dùng thuốc dạn phế quản dạng khí dung.

Điều trị bằng corticoides bắt đầu tác dụng chậm và không phải là lựa chọn hàng đầu cho phản ứng toàn thân. Nhưng nó được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục 30mg prednisolone/ngày và giảm liều dần trong 3 – 7 ngày.

Ưu điểm:  Thuốc chữa mề đay dựa trên các triệu chứng của bệnh cho nên thuốc có  tác dụng nhanh, bệnh nhanh khỏi.

Nhược điểm: Thuốc không trị tận gốc bệnh, sau một thời gian khi hết thuốc bệnh sẽ tái phát mạnh hơn, nhiều vết mẩn ngứa hơn ban đầu đặc biệt là khi điều trị bằng thuốc có chứa chất Corticoid,

Chữa mề đay theo Đông y:

- Thuốc uống:
Thuốc tiêu viêm, giải độc (dạng cao): có tác dụng điều hòa nội tiết tố, tiêu viêm, giải độc tố trong cơ thể, giúp mát gan, thanh nhiệt, chống dị ứng. Đặc trị các bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.
Thuốc bổ gan, dưỡng huyết (dạng cao): Có tác dụng bổ gan, lợi mật, dưỡng huyết, nâng cao sức đề kháng của cơ thể giúp phòng ngừa bệnh quay trở lại.

- Thuốc ngâm tắm: có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm trên bề mặt da, giúp tái tạo da đưa da trở về trạng thái ban đầu như lúc chưa bị bệnh.

Ưu điểm: Bài thuốc đi sâu vào lý luận biện chứng Đông y, có tác dụng thanh lọc có thể, bài độc  tố, có thể chữa bệnh mề đay tận gốc

Nhược điểm: Thời gian tác dụng lâu, tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng người mà thời gian điều trị khác nhau.

Người bị bệnh mề đay cần chú ý

-Kiêng đồ ăn cay nóng, và các thức ăn đã từng bị dị ứng.

-Dùng cây mồng tơi phơi khô 1 nắm; bèo tai chuột 1 nắm. Lấy cây muồng khô 1 năm thật to để xông khói. Hai vị thuốc trên sắc lấy 1 bát thật đặc, uống vào.

-Lá giềng tươi 1 nắm to, nấu chín, tắm khi nước ấm.

-Hột gấc 100g bột, xao vàng, đập vỡ, ngâm rượu mạnh, xoa lên chỗ mề đay.

Bệnh mề đay thường là một căn bệnh không mấy lo lắng chỉ phát bệnh trong một thời gian không quá dài. Nhưng cần có các biện pháp điều trị sớm để có thể điều trị bệnh một cách triệt để tránh bệnh ảnh hưởng tới cơ thể, gây khó chịu bởi cơn ngứa khó chịu. 
Cách chữa bệnh mề đay

Cách chữa bệnh mề đay

Bạn đang xem bài viết: "Cách chữa bệnh mề đay" tại Trang thông tin chuaviemdacodia.info

- Hãy để lại Bình luận bài viết hoặc Email cho BQT để đóng góp ý kiến, nhận xét của bạn. Xin cảm ơn!
DMCA.com Protection Status Blog chuaviemdacodia.info đã đăng ký bản quyền bài viết, vui lòng trích dẫn nguồn khi copy, phát hành lại thông tin trên trang này !
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét