Bệnh á sừng da đầu là gì?

Á sừng da đầu thường làm cho người bệnh ngứa ngáy ở vùng da đầu. Nguyên nhân chính xác gây bệnh á sừng da đầu đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng da đầu là yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng không phù hợp khiến chất lượng lớp sừng không đảm bảo.
Bệnh á sừng da đầu

Triệu chứng á sừng da đầu

Bệnh á sừng da đầu thường có những triệu chứng cụ thể trên đầu. Phần da đầu xuất hiện những lớp vẩy trắng liên kết với nhau thành từng mảng. Những mảng vẩy màu hồng đỏ, đùn lên thành nhiều lớp. Vào những ngày hanh khô hoặc lạnh, bệnh á sừng da đầu tiến triển mạnh, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Khi bị á sừng da đầu, phần da đầu sẽ bài tiết thêm nhiều chất bã nhờn, do đó càng làm cho người bệnh ngứa ngáy và nổi sẩn đỏ, càng gãi càng ngứa. Khi gãi nhiều, lớp sừng da đầu sẽ bị bong tróc lớp da non rất dễ gây nhiễm khuẩn.

Với một số trường hợp bị á sừng ở vùng đầu, cánh mũi, khóe mắt, đã có mùi tanh (đây là hiện tượng vi khuẩn hoạt động nhiều), tóc bết lại, ngứa dữ dội gãi xầy máu cần phải chữa trị kịp thời. Khi ngứa, nếu bạn càng gãi thì nguy cơ bệnh càng loang rộng. Thậm chí khi sức khỏe yếu đi nguy cơ bệnh phát toàn thân là có thể.

Bệnh á sừng da đầu nếu không điều trị sớm, các mảng vảy trên đầu sẽ loang xuống mặt và các bộ phận khác trên cơ thể. Bệnh sẽ làm móng tay, móng chân người bệnh sưng dày hơn so với bình thường.

Cách phòng tránh bệnh á sừng da đầu

Để có một làn da khỏe mạnh, phòng tránh bệnh á sừng da đầu xuất hiện hoặc tái phát, bạn cần giữ da sạch sẽ. Chú ý không nên bóc da khi da bị tổn thương hoặc vệ sinh bằng cách kỳ, gội quá mạnh.

Việc tránh tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa cũng là cách giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh á sừng nói chung và bệnh á sừng da đầu nói riêng. Trong trường hợp phải tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu… cần đeo bao tay cao su hoặc nhựa.

Sử dụng dầu gội phù hợp sẽ giúp phòng tránh bệnh á sừng da đầu
Không sử dụng xà phòng, dầu gội có chất tẩy rửa mạnh để tắm rửa, gội đầu.

Tránh gây tổn thương phần da đầu bằng cách cào gãi mạnh, không ăn các thực phẩm có thể dị ứng.

Áp dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhiều thực phẩm giàu vitamin như vitamin A, E, C, D,…  để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ lớp sừng trên da.

Nên áp dụng một lối sinh hoạt hợp lý, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường thể lực.
Bệnh á sừng da đầu là gì?

Bệnh á sừng da đầu là gì?

Bạn đang xem bài viết: "Bệnh á sừng da đầu là gì?" tại Trang thông tin chuaviemdacodia.info

- Hãy để lại Bình luận bài viết hoặc Email cho BQT để đóng góp ý kiến, nhận xét của bạn. Xin cảm ơn!
DMCA.com Protection Status Blog chuaviemdacodia.info đã đăng ký bản quyền bài viết, vui lòng trích dẫn nguồn khi copy, phát hành lại thông tin trên trang này !
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét