Á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là thuật ngữ để mô tả các bệnh khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở gót chân thường xuất hiện vào mùa đông (còn được gọi là viêm da cơ địa mùa đông), diễn biến dai dẳng, hay tái phát.
Á sừng hiện nay cũng có thể coi là 1 bệnh hoặc 1 biểu hiện của viêm da cơ địa đặc trưng bởi các tổn thương dạng sừng ở các đầu ngón tay, chân, gót, bàn tay, bàn chân…
Á sừng bàn chân |
Bệnh mặc dù ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây rất nhiều khó chịu, bức bối cho người bệnh trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều trường hợp không thể duy trì nghề nghiệp được do bệnh khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trên sẽ nhanh chóng tái phát và làm cho tình trang bong tróc, đau đớn nặng nền hơn. Những người cố gắng bám việc thường phải chịu hành hạ bởi những cơn đau nẻ, bắn máu làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.
Cách chữa á sừng hiệu quả
Nguyên nhân bệnh á sừng
Nguyên nhân của chứng bệnh này có thể là do di truyền hoặc do cơ địa dị ứng. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô là điều kiện để bệnh á sừng xuất hiện và phát triển. Nhiều người khi tiếp xúc với hóa chất như dầu gội, nước rửa bát, bột giặt, hóa mỹ phẩm, thậm chí khói thuốc… sẽ có biểu hiện dị ứng và bong da.
Triệu chứng của bệnh á sừng
Người bị á sừng sẽ phải chịu đau và khó chịu khi da bị nứt toác, rớm máu, việc cầm nắm gặp khó khăn. Nếu tình trạng nứt nẻ không được kiểm soát thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bệnh nặng và nguy hiểm hơn. Da sẽ bị đỏ lên, hơi sưng phù, xuất hiện các mụn nước nhỏ hoặc nốt sần như tổ đỉa sau đó lan rộng ra nhiều vùng da trên cơ thể gây đau đớn.
Những người dễ gặp bệnh này thường là người nội trợ, thợ làm tóc, công nhân hóa chất, nhân viên y tế… Tuy bệnh không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe nhưng lại cản trở rất nhiều trong đời sống của người bệnh. Những vết nẻ là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây nhiễm qua da.
Điều trị bệnh á sừng
Điều quan trọng là phải kiểm soát tình trạng bệnh để hạn chế sự lan rộng vùng da. Theo ThS. Huỳnh Văn Quang, Khoa Da liễu, Bệnh viện 175, có thể dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như a-xít salixilic, diprosalic, betnovat. Cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin.
Ngoài ra, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất. Trong điều kiện bắt buộc thì phải đeo găng tay bảo vệ.
Đeo găng tay bảo vệ khi tiếp xúc với hóa chất |
- Không kỳ cọ, chà xát mạnh lên vùng da đang bị bong tróc, tránh cho da tổn thương nặng hơn.
- Giữ khô tay, chân để vi khuẩn không xâm nhập vì lớp sừng rất dễ bong lở ra khi tiếp xúc với nước.
- Ăn các loại hoa quả tươi nhiều vitamin như cà chua, các loại đậu, các loại quả có múi, cà rốt, đu đủ…
- Nên kiêng các loại thức ăn cay, nóng như hải sản.
- Giữ vệ sinh chân, tay thường xuyên.
- Dưỡng ẩm cho vùng da bằng kem dưỡng ẩm. Nên chú ý kỹ thành phần trong kem, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh bị kích ứng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét