Cách chữa bệnh vảy cá

Vảy cá hay da vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, trong đó bệnh vảy cá thông thường (Ichthyosis vulgaris) Đông y gọi là “lân bì tiên” hoặc “can bì tiên” hay gặp nhất ở những người da khô và trẻ em. 

CÁCH CHỮA BỆNH VẢY CÁ
Vảy cá ở trẻ em
Vảy cá đặc trưng bởi da khô, các mảng vảy hình góc cạnh, cứng, ngứa, thường xuất hiện ở thân mình.

Bệnh giảm nhẹ hoặc biến mất tạm thời vào mùa xuân - hè, nhưng khi độ ẩm không khí giảm xuống, trời lạnh bệnh lại tái phát. Vì vậy, mùa thu - đông, da khô ráp như vảy cá, tuy không gây ra cảm giác khó chịu (nếu có cũng chỉ hơi ngứa ngáy) nhưng lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

CÁCH CHỮA BỆNH VẢY CÁ

1. Nguyên nhân gây ra bệnh vảy cá

Di truyền: Hình thức di truyền của bệnh vảy cá như một kết quả của đột biến di truyền. Gen đột biến này được truyền từ thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên trong một gia đình cũng có thể chỉ có một người bị ảnh hưởng.

Gen đột biến gây ra sự bất thường trong vòng đời bình thường của da. Trong khi ở hầu hết những người bị bệnh vảy cá, sự tăng trưởng, chết và rụng của da xảy ra không được chú ý, những người bị vảy cá tái tạo tế bào da mới với tốc độ nhanh hơn chúng có thể lấy nó, hoặc sao chép với tốc độ bình thường nhưng tỷ lệ phát tán là quá chậm.

Gen đột biến trong bệnh vảy cá được tìm thấy trên nhiễm sắc thể Iq21 và có liên quan đến một loại protein được gọi là filaggrin.

CÁCH CHỮA BỆNH VẢY CÁ
Vảy cá là bệnh di truyền
Người lớn có thể phát triển bệnh vảy cá ngay cả khi họ không mang gen khiếm khuyết. Mặc dù điều này là rất hiếm, nó thường được kết hợp với các điều kiện khác, bao gồm cả ung thư, thận (thận) suy mãn tính, hoặc bệnh tuyến giáp.

Bệnh vảy cá cũng có thể xảy ra cùng với các rối loạn da khác, chẳng hạn như viêm da dị ứng (eczema) hoặc chứng dày sừng pilaris. Viêm da dị ứng, thường được gọi là bệnh chàm, nổi tiếng với gây rất ngứa phát ban da. Da bị ảnh hưởng cũng có thể dày và được bảo hiểm trong quy mô. Màu trắng hoặc da đỏ va chạm gây ra bởi chứng dày sừng pilaris có thể trông giống như mụn trứng cá, nhưng họ thường xuất hiện trên cánh tay, đùi, hoặc mông. Tình trạng này cũng có thể gây ra các bản vá lỗi thô của da.

Ngoài ra người ta nhận thấy bệnh còn xảy ra ở những người dinh dưỡng kém, là hậu quả của một số bệnh ung thư, bệnh tuyến giáp hay suy thận mãn tính, xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành nhưng cơ chế gây bệnh vảy cá ở các trường hợp này chưa rõ ràng.

2. Triệu chứng bệnh vảy cá

Biểu hiện lâm sàng của căn bệnh di truyền này là da khô, có vảy, nứt nẻ. Ở mức độ nhẹ, trên da chân xuất hiện những vảy nhỏ trông như bột, dính chặt. Nếu bệnh nặng hơn, ở mặt dưới tứ chi và thân (nhất là lưng) sẽ có những vảy đa giác đường kính 0,5-1 cm, màu nâu, vàng nhẹ hoặc trắng đục, dính chặt, bờ hơi tróc khỏi mặt da. Vảy cá có thể kèm theo các biểu hiện của dị ứng như chàm, mề đay, suyễn. Bệnh thường giảm bớt khi nắng ấm.

CÁCH CHỮA BỆNH VẢY CÁ
Da khô, nứt nẻ, có vảy
Các triệu chứng bệnh vảy cá điển hình như sau:
  • Nếu nhẹ, da khô ráp, róc vảy mỏng (da mốc), nhất là về mùa đông.
  • Nếu nặng thì toàn thân da khô ráp, nổi vảy hình tròn hoặc hình trám, giữa các khe ngang dọc như da rắn, màu nâu xám.
  • Triệu chứng rõ nhất là ở vùng da dày như lưng, mông, mặt ngoài các chi. Vùng da mỏng như nách, bẹn, khuỷu tay chân, cổ mặt… thường không bị.
  • Những hôm trời lạnh, da mặt, rìa lòng bàn tay chân thường bị nẻ. Một số vùng do gãi, chà xát mạnh dễ bị xây xước, nhiễm khuẩn thứ phát, nổi mụn nhọt, chốc lở, do sức đề kháng của da vốn đã suy giảm.

3. Phân loại bệnh vảy cá

Bệnh nhân mắc bệnh vảy cá được biểu hiện ở ba dạng cụ thể và mỗi dạng lại có những dấu hiệu cụ thể khác nhau. Dưới đây là ba dạng bệnh vảy cá thường gặp mà bệnh nhân cần chú ý:

Bệnh vảy cá dạng thông thường

Đây là trường hợp mà nhiều bệnh nhân gặp phải nhất, đó là một dạng di truyền gen trội gây nên và hiếm khi biểu hiện nặng, nếu như bệnh nhân mắc bệnh vảy cá dạng thông thường thì bệnh nhân rất có thể mắc cùng với đó là những bệnh khác như: bệnh viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng hoặc là bệnh hen.

Bệnh nhân mắc bệnh vảy cá dạng thông thường là một một do gen di truyền gây nên cho nên bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng khô da, bong vẩy khi sơ sinh, hoặc khoảng 2 tháng sau sinh, vảy màu trắng xám, nhỏ mịn, mảnh nhỏ cuộn tròn bám nửa vào da. Những vết sần, khô da có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể khiến cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và trong giao tiếp hàng ngày.

Bệnh vảy cá dạng nhiễm sắc thể X

Nhiều bệnh nhân cứ nghĩ bệnh vảy cá dạng nhiễm sắc thể X gây nên thì chỉ ở những bệnh nhân nữ mới mắc phải chúng, tuy nhiên thì không phải là như vậy, bệnh vảy cá là một bệnh di truyền gen lặn của nam giới sinh ra từ bà mẹ mang gen bệnh nhưng không có triệu chứng, bệnh xuất hiện sớm sau sinh cho nên cả bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ đều có thể mắc phải chúng.

Bệnh nhân mắc phải bệnh vảy cá dạng nhiễm sắc thể thường được biểu hiện ở 75% số bệnh nhân sau khi sinh với những triệu chứng: vẩy da nhiều, màu nâu bẩn ở gáy, chi, thân mình và mông, vẩy da to, dính, màu nâu sẫm bẩn, hình đa giác.Bệnh da vảy cá dạng nhiễm sắc thể X không nhẹ đi khi bệnh nhân lớn lên như bệnh vảy cá dạng thông thường, bệnh nặng hơn vào mùa khô, hanh khiến cho bệnh nhân rất khó chịu.

Bệnh vảy cá dạng bong vảy lá

Bệnh nhân thường mắc bệnh này sau khi sinh đối với những bệnh nhân khi sinh ra đã có màng bọc toàn thân, màng bọc trong và bong đi trong vài tuần, đỏ da toàn thân, lộn mi và lộn môi, da mặt căng.

Bệnh vảy cá dạng bong vảy thường xuất hiện vẩy da lớn, thô trên da toàn thân bao gồm cả mặt gấp của chi, bàn tay, bàn chân, bệnh xuất hiện với các vảy to, dày, màu nâu bao phủ khắp cơ thể, nặng nhất ở chi dưới, xung quanh có lớp sừng dày và sùi lên.

Nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh vảy cá dạng bong vảy lá thường bị rụng tóc do bị nhiễm khuẩn, các tổn thương da có thể khiến cho bệnh nhân bị sẹo, bệnh vảy cá dạng bong vảy cũng khong nhẹ lên sau khi bệnh nhân lớn lên, bệnh làm tắc các tuyến bài tiết mồ hôi, làm cho bệnh nhân không tiết được mồ hôi gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong cuộc sống.

4. Phương pháp điều trị bệnh vảy cá

Điều trị bằng Tây y

Về phương pháp điều trị theo tây y, các loại thuốc phổ biến được sử dụng là những chế phẩm có chứa corticoid như: eumovate, lacticare HC, fucidin H…; mỡ salicylic 3%; thuốc vitamin tổng hợp và các yếu tố vi chất để tăng cường quá trình tái tạo da, tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc bôi corticoid thường xuyên sẽ gây nhiều tác dụng phụ.

CÁCH CHỮA BỆNH VẢY CÁ
Eumovate
Để điều trị bệnh da khô vảy cá, các bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại kem hoặc thuốc nước bôi ngoài da chứa các chất sau:
  • Alpha hoặc beta-hydroxy acids (glycolic acid, lactic acid, salicylic acid)
  • Urea ở nồng độ kê toa
  • Thuốc retinoid như tretinoin hoặc tazarotene
  • Nồng độ cao propylene glycol
Điều trị bằng Đông y

Theo Đông y, chứng bệnh da vảy cá có hai thể chính và mỗi thể lại có một cách điều trị khác nhau:

Thể 1: Thể huyết hư, phong táo

Da vảy nến kèm theo choáng đầu, hoa mắt, mất ngủ, móng tay chân nhợt nhạt, miệng khô khát và uống nhiều nước...

- Thuốc uống trong: Nhân sâm 8gr, bạch truật 10gr, phục linh 10gr, cam thảo 4gr, đương quy 12gr, sinh địa 20gr, bạch thược 12gr, xuyên khung 6gr, hoàng kỳ 12gr, quế chi 8gr. Sắc nước uống trong ngày.

- Thuốc rửa và bôi ngoài: Đập vụn 60gr hạnh nhân, nấu nước rửa. Sau đó nghiền nhuyễn 90gr hồ đào trộn với sữa tươi thành hỗn hợp bôi lên chỗ da bị bệnh.

Thể 2: Thể khí trệ huyết ứ

Da vảy nến kèm theo môi – móng tay chân tím tái, hay đau nhức, dễ cáu giận, miệng khô nhưng không muốn uống nước, mắt thâm, lưỡi có điểm ứ huyết…

- Thuốc uống trong: Đào nhân 12gr, hồng hoa 9gr, đương quy 9gr, sinh địa 9gr, xuyên khung 5gr, xích thược 6gr, ngưu tất 9gr, cát cánh 5gr, sài hồ 3gr, chỉ xác 6gr, cam thảo 3gr. Sắc nước uống trong ngày.

- Thuốc rửa và bôi ngoài: Dùng 15gr đại hoàng, 20gr quế chi, 30gr đào nhân nấu nước rửa. Sau đó, bôi cao đương quy lên chỗ da bị bệnh. Cao đương quy bao gồm: Đun sôi 60gr dầu vừng rồi cho 20gr đương quy vào đun cho đến khi quắt lại, vớt vỏ bã, cho 6gr hoàng lạp vào trộn đều. 

Bên cạnh việc duy trì áp dụng "trong uống, ngoài bôi", để khắc phục chứng bệnh này, điều quan trọng nhất là cần giữ đủ độ ẩm cho da.

5. Lưu ý khi điều trị bệnh vảy cá

  • Tránh chà xát, kỳ cọ mạnh lên vùng da bệnh khi tắm.
  • Mùa đông cũng chỉ nên dùng nước ấm vừa phải.
  • Không nên lạm dụng xà phòng vì càng tẩy hết lớp nhờn trên da vàng làm da thêm khô, căng dễ nứt nẻ, giảm sức đề kháng.
  • Tăng cường ăn rau, quả tươi như giá đỗ, cà chua, bắp cải, rau ngót, cam bưởi, đu đủ… để bổ sung nguồn vitamin cần thiết cho da.
CÁCH CHỮA BỆNH VẢY CÁ
Tăng cường ăn rau quả tươi
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng sử dụng phác đồ “trong uống, ngoài bôi” để điều trị bệnh vảy da, trong đó có vảy cá bằng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ.

Vì thế bạn có thể tham khảo các phác đồ và lựa chọn cơ sở y tế để việc điều trị bệnh da vẩy cá đạt được hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Thuốc chữa bệnh da vảy cá tốt nhất
Cách chữa bệnh vảy cá

Cách chữa bệnh vảy cá

Bạn đang xem bài viết: "Cách chữa bệnh vảy cá" tại Trang thông tin chuaviemdacodia.info

- Hãy để lại Bình luận bài viết hoặc Email cho BQT để đóng góp ý kiến, nhận xét của bạn. Xin cảm ơn!
DMCA.com Protection Status Blog chuaviemdacodia.info đã đăng ký bản quyền bài viết, vui lòng trích dẫn nguồn khi copy, phát hành lại thông tin trên trang này !
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

5 nhận xét:

  1. Bệnh này còn gọi là da vảy cá đây mà

    Trả lờiXóa
  2. Mình đọc trang này thấy rất nhiều người chữa viêm da chỗ chị Nga, không biết liệu chị ấy có chữa được bệnh vảy cá này không nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nên liên hệ thử xem, mình chưa thấy ai bị bệnh này bao giờ, đọc mới biết có bệnh vảy cá...

      Xóa
  3. Bac si tu van giup chau ve da vay ca duoc khong ah

    Trả lờiXóa
  4. Em năm nay cũng đã 20 tuổi đầu, là con trai. Nhiều lúc cảm thấy tủi so với những gì bạn bè có thể mặc mà mình không, nhiều hoạt động cũng không dám tham gia vì sợ bong lớp da khô. Ai có cách gì chữa được thì chỉ cho em với, em cảm ơn ạ, em để lại sdt để có lúc gặp được quý nhân : 0964 979 661

    Trả lờiXóa