Bệnh á sừng(Dermatitis plantaris sicca) là thuật ngữ để mô tả các bệnh khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở gót chân thường xuất hiện vào mùa đông (còn được gọi là viêm da cơ địa mùa đông), diễn biến dai dẳng, hay tái phát.
Á sừng hiện nay cũng có thể coi là 1 bệnh hoặc 1 biểu hiện của viêm da cơ địa đặc trưng bởi các tổn thương dạng sừng ở các đầu ngón tay, chân, gót, bàn tay, bàn chân…
Bệnh á sừng ở tay |
Với các trường hợp viêm da cơ địa, bệnh được cho là có yếu tố di truyền và cơ địa da dị ứng tiếp xúc, bệnh thường khởi phát hoặc tăng năng hơn trong khi gặp những yếu tố thuận lợi: Mùa đông (khí hậu lạnh, khô), tiếp xúc với các chất tẩy rửa hàng ngày như xà phòng, nước xả vải, bột giặt, dầu gội đầu, nước rửa bát, kem hóa dược bôi da...
Dày sừng ở da đầu ngón chân, tay, gót chân: Nền da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân ranh giới không rõ ràng. Các dát đỏ có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân. Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Vào mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với bột giặt, các chất tẩy rửa, các loại nước bẩn, xăng, dầu, khói thuốc, hóa chất... thì bệnh càng nặng thêm. Người bệnh cũng dễ có nguy cơ nhiễm nấm, vi khuẩn tại các vùng tổn thương. Với các trường hợp viêm da tiếp xúc chủ yếu là các trường hợp viêm da trong công nghiệp. Bệnh thường gặp ở các bà nội trợ, người làm nông nghiệp, công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm tóc hay kỹ thuật viên y tế. Các yếu tố thuận lợi là cọ xát, sang chấn, độ ẩm thấp,...
Bệnh mặc dù ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây rất nhiều khó chịu, bức bối cho người bệnh trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều trường hợp không thể duy trì nghề nghiệp được do bệnh khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trên sẽ nhanh chóng tái phát và làm cho tình trang bong tróc, đau đớn nặng nền hơn. Những người cố gắng bám việc thường phải chịu hành hạ bởi những cơn đau nẻ, bắn máu làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh á sừng?
Do tính chất công việc và môi trường sống đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt tác động lớn đến nguy cơ bị mắc á sừng, Do vậy hầu như mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh á sừng đặc biệt là phụ nữ và trẻ em có tỷ lệ mắc á sừng cao nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét