Viêm da do tiếp xúc hóa chất

Viêm da do tiếp xúc hay chàm tiếp xúc là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc với các chất, hoặc vật dụng có khả năng gây dị ứng. biểu hiện của phản ứng là da bị viêm đỏ, chảy nước, sưng và ngứa nhiều tại chỗ bị tiếp xúc. Phản ứng của da có thể sảy ra trong lần tiếp xúc đầu , nhưng thông thường chúng xuất hiện sau những lần tiếp xúc đầu cách quãng 5-7 ngày.

Có rất nhiều hóa chất có thể gây dị ứng da: hóa chất dùng để pha chế, chất nhuộm, xăng dầu, nhựa, cao su, thuốc sát trùng, chất tẩy, xà phòng, dầu thơm, mĩ phẩm, dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc và các loại dây đeo (nữ trang, đồng hồ, mặt dây nịt...)

Viêm da do tiếp xúc hóa chất

Viêm da do tiếp xúc hóa chất

Triệu chứng

Tùy theo mức độ phản ứng, triệu chứng có thể gặp:

- Tại chỗ: tại vùng da bị tiếp xúc xuất hiện nhiều triệu chứng ngứa, viêm đỏ, rỉ nước, phù nề, đặc biệt là rất ngứa. nếu bị nhiều lần da thường dày lên do gãi, chà xát.

- Toàn thân lan rộng:Nếu phản ứng da nặng thường do hóa chất dung trong công nghiệp, nông nghiệp, các dấu hiệu trên có thể xuất hiện rải rác toàn thân, đôi khi xuất hiện nổi mề đay hoặc xuất hiện cơn hen phế quản ở người có thể tạng dị ứng hoặc bị hen phế quản trước đó.

Các vị trí thường gặp

- Đầu và cổ: do thuốc nhuộm tóc, keo xịt tóc, dầu gội đầu, kem cạo râu, dầu thơm...

- Vùng trán mí mắt: có thể do nón, băng nịt trán, mascara, mực kẻ mí mắt...

- Cổ và cổ tay: do dây đeo, đồng hồ.

- Vùng bụng quanh rốn: thường do dây nịt, nhất là mặt kim loại của dây nịt.

- Ở bàn tay: do nhiều loại hóa chất trong công việc nội trợ hay trong nhà máy công xưởng....

Cách xử trí

Người bệnh phải tự lưu ý và giúp thầy thuốc tìm ra hóa chất, vật dụng gây viêm da tiếp xúc. Sau đó loại bỏ không tiếp xúc hay sử dụng thì bệnh sẽ tự khỏi.

- Viêm da tiếp xúc nhẹ: chỉ ngứa, rỉ nước, vùng da nhỏ có thể bôi dung dịch Milian, tím Gentian, rửa thuốc tím hoặc kem Corticodie nhẹ như Cortibion. Nhưng cần nhớ nên bôi trong 3 ngày không bớt, phải đi khám bệnh và không được bôi thuốc nhiều lần quá 3 ngày. Ngoài ra không đươc bôi các thuốc kháng sinh như Peliciline, Tetracyline...vào chỗ da ngứa hoặc chảy nước.

- Trường hợp nặng hơn: ngứa lan rộng, phản ứng nhiều nơi, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

Viêm da do tiếp xúc hóa chất

Viêm da do tiếp xúc hóa chất

Bạn đang xem bài viết: "Viêm da do tiếp xúc hóa chất" tại Trang thông tin chuaviemdacodia.info

- Hãy để lại Bình luận bài viết hoặc Email cho BQT để đóng góp ý kiến, nhận xét của bạn. Xin cảm ơn!
DMCA.com Protection Status Blog chuaviemdacodia.info đã đăng ký bản quyền bài viết, vui lòng trích dẫn nguồn khi copy, phát hành lại thông tin trên trang này !
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét