Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa cho trẻ

Lác sữa (hay còn gọi là chàm sữa) rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị lác sữa. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định chắc chắn, tuy nhiên thông thường bệnh sẽ giảm dần và thoái lui khi trẻ trên 1 tuổi.

Triệu chứng của bệnh chàm sữa

- Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…

Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt
- Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, đối xứng, có thể lan cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Nếu nặng, có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng.

- Khi bị bệnh, trẻ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.

Phân loại bệnh chàm sữa

- Chàm sữa cấp tính:  Da trẻ nổi ban màu hồng, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng vảy, ngứa dữ dội.

- Chàm sữa mạn tính: Da trẻ ngứa rát, mảng da dày, khô, ráp, và tróc vảy, với nhiều rãnh ngang - dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.

- Chàm sữa bán cấp: Giai đoạn trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa

- Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa - gãi - ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da.

Nếu tắm xà phòng cho trẻ nên loại sữa tắm vô cùng dịu nhẹ có pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh.

Khi trẻ bị chàm sữa, không nên tiêm chủng cho trẻ
hoặc để trẻ tiếp xúc với những người mới vừa được tiêm chủng
- Không mặc cho trẻ các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.

- Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh, giữ môi trường cần thoáng mát, không quá khô.

- Giữ cho da trẻ luôn khô ráo, tránh để cơ thể trẻ đổ mồ hôi ẩm ướt, thay tã lót cho trẻ ít nhất ba lần trong ngày, tránh để lâu gây ẩm ướt vì phân và nước tiểu là yếu tố dễ gây kích ứng da.

- Không nên tiêm chủng cho trẻ trong thời điểm này hoặc để trẻ tiếp xúc với những người mới vừa được tiêm chủng.

Cách phòng tránh bệnh chàm sữa cho trẻ

- Khi trẻ còn bú mẹ các mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp trẻ chống lại dị ứng. Mẹ cũng nên hạn chế ăn trứng, mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn một cách tối đa... để tránh gây dị ứng cho trẻ qua đường sữa.

- Cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của trẻ.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.
Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa cho trẻ

Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa cho trẻ

Bạn đang xem bài viết: "Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa cho trẻ" tại Trang thông tin chuaviemdacodia.info

- Hãy để lại Bình luận bài viết hoặc Email cho BQT để đóng góp ý kiến, nhận xét của bạn. Xin cảm ơn!
DMCA.com Protection Status Blog chuaviemdacodia.info đã đăng ký bản quyền bài viết, vui lòng trích dẫn nguồn khi copy, phát hành lại thông tin trên trang này !
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét